0463 289 308
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7
Giờ làm việc 8:00 - 17:00

Thời điểm thích hợp cho trẻ bú bình

Khoảng 6 tuần sau khi sinh, khi bé cứng cáp mẹ nên tập cho trẻ bú bình để hình thành thói quen cho bé ngay từ nhỏ. Tránh trường hợp khi con được 6 tháng tuổi, thời gian nghỉ sản đã hết, các mẹ mới “giật mình” tìm cách cho trẻ bú bình. Nhưng đây quả thực là “cuộc chiến” bởi bé đã quen và yêu thích vú mẹ.

Cho bé làm quen với “ti” giả

Các mẹ nên chọn mua “ti” giả  và đầu “ti” bình sữa phải gióng nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc. Vệ sinh bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm đi chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho tay vào miệng những gì có trong tay. Vì vậy, bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công. Nên chú ý, chỉ tạp cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ ghiền” ti giả.

Chọn bình sữa

Bạn nên chọn bình sữa có hình dáng tương đương với vú mẹ, tròn đầy, vừa phải. Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng, sửa sẽ chảy nhanh hơn và ngược lại.

Chất liệu núm “ti”

Các mẹ nên mua cùng lúc nhiều loại núm ti như núm bằng cao sau hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt thời gian bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị  khác sữa mẹ. Vì vậy, để bé có để bé quen với việc bú bình, giai đoạn đầu nên vắt sữa vào bình và tập cho trẻ bú. Sữa mẹ tạo cảm giác thân thuộc, và bé sẽ dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên, cũng cần tập để bé quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng dần lên.

Thời gian bú bình

Nên tập cho bé bú vào thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức, kể cả lúc đnang đói, bạn nên cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ. Lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé sẽ dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh, theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với “ti” bình.

Khi bé không chịu bú bình

Không ít mẹ than phiền mặc dù bé rất đói nhưng vẫn không chịu bú bình. Mẹ phải đi làm, làm cách nào để giúp mẹ yên tâm làm việc và bé vẫn no, khỏe? Trước tiên, mẹ nên cho bé tập làm quen với bình. Và phải được thực hiện trong một thời gian dài, liên tục ít nhất là khoảng hai tuần để tạo thói quen cho bé. Mới đầu chưa quen, chắc hẳn bé sẽ quấy khóc nhưng mẹ yên tâm dần dần bé sẽ “ thích” bú bình.

Hình thành thói quen cho bé

Để tập cho bé quen dần với bú bình thời gian đầu, có thể 3 - 5 ngày tùy theo khả năng thích ứng của mỗi bé. Mẹ vắt sữa của mẹ vào  bình bú cho bé để tập cho quen dần với bú bình. Khi bé đã quen với bú bình mẹ sẽ chuyển dần sữa mẹ bằng sữa công thức pha theo chỉ dẫn cho vào bình cho bé, lượng sữa từ 60ml tăng dần lên 80ml rồi 100ml.

Trong trường hợp mẹ sinh mổ hoặc bị tắc sữa, bé phải bú bình ngay từ khi sinh ra. Lời khuyên cho mẹ là nên dùng núm ti silicon siêu mềm của Chuchu để tạo cảm giác thân thuộc như bú vú mẹ. Đối với trường hợp sức khỏe của mẹ bình thường, bé có thể vừa bú mẹ vừa bú bình đến khi bé 24 tháng tuổi. Từ 7 - 24 tháng, mỗi ngày cần 400ml - 500ml sữa công thức nếu còn bú sữa mẹ và 600ml - 700ml nếu không bú sữa mẹ. Trên 24 tháng không còn bú sữa mẹ mỗi ngày trẻ cần 600ml - 700ml. Bé dưới 6 tháng chia làm 8 bữa mỗi ngày. Từ 6 - 9 tháng giảm còn 6 bữa mỗi ngày và 9 tháng trở đi còn 4 bữa mỗi ngày.

Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ

Bình luận

Danh sách cửa hàng

  1. Hotline: 090 323 6164