Nguyên nhân bé bị nôn trớ
- Thức ăn quá nhiều: Khi trẻ bú mẹ, phản xạ nuốt xảy ra tự nhiên. Do khoang miệng trẻ nhỏ, dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, hoặc nằm ngửa khi ăn, lượng sữa quá nhiều có thể gây ra nôn trớ. Đối với bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây ra nôn trớ.
- Nôn sinh lý: Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn. Vì thế, nếu cho trẻ ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ.
- Nhân tố truyền nhiễm: Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, có các hiện tượng như: viêm rốn, nhiễm trùng ra. viêm màng não... cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ ói mửa.
- Bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân gây nôn mửa có thể do chảy máu dạ dày. Vì vậy, khi trẻ nôn lúc này sẽ có màu nâu hoặc màu đỏ tươi.
- Trẻ bị táo bón.
- Phản ứng thuốc.
- Trẻ nuốt nước ối.
Xử lý nôn trớ ở trẻ đúng cách
- Cho con bú đúng tư thế.
- Xem lại khẩu phần ăn của mẹ tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm.
- Sử dụng sữa công thức đặc chế cho trẻ gặp vấn đề tiêu hóa. Lưu ý: đường lactose giảm còn 20%. Lượng lactose vừa đủ này phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, giúp duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường, tăng hấp thu canxi và tạo năng lượng cho bé. Đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa. Ngoài ra, sản phẩm nên chứa hàm lượng đúng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, giúp hỗ trợ phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ