Dấu hiệu dị ứng bỉm
- Dùng một lần thì trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp mông, vùng bẹn.
- Ửng đỏ, đau rát, thậm chí bong vẩy ở những chỗ tiếp xúc với bỉm.
- Mặt mũi sưng vù, mình mẩy chân tay nổi ban mề mảng lớn.
- Hậu môn của trẻ bị đỏ và da bị loét. Mỗi lần đi vệ sinh khóc nhiều.
- Trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, nước tiểu có mùi hôi.
- Dị ứng nặng đến nỗi bé bị mẩn đó khắp cơ thể và sốt.
Dấu hiệu trẻ bị hăm tã
- Trẻ bị viêm da hậu môn, biểu hiện này thường xuất hiện ở những bé bú bình. Ban đầu chỉ vài chỗ nhỏ quanh hậu môn của bé. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm, trẻ rất dễ bị viêm nhiễm vùng da quanh hạu môn. Đây là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất vì sự ẩm ướt ở da bé cùng chất kiềm trong phân dễ làm cho da trẻ bị hăm dẫn tới viêm. Trẻ bú sữa mẹ có khả năng đối mặt với chứng hăm này sau khi bước vào tuổi ăn dặm.
- Trẻ bị phồng rộp da. Nếu da của trẻ tự nhiên trở nên đỏ tấy nhưng không phải những vùng da có nếp gấp, bạn hãy nghĩ tới trẻ bị hăm tã.
- Viêm da Seborrhoeic, biểu hiện bằng những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuyên xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.
- Viêm da Candida, các mảng có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữ bụng và đùi. Triệu chứng này phát triển mạnh hơn nếu bé sử dụng kháng sinh. Bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn. Bị chốc lở là một dạng của hăm tã, được gây nên bởi vi khuẩn, tồn tại dưới hai dạng. Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng vàng nâu. Vùng ra không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng. Loại hăm tã này thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể. Viêm da ma sát, nguyên nhân là do làn da của bé chịu chà sát với nhau. Đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị viêm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến cho bé khó đi tiêu. Vùng da bị chà sát với những cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. Sau khi bé đi tiểu, bạn nên vệ sinh cho bé, lau khô cho bé trước khi quấn tã.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ