Lượng calo và các khoáng chất
Ăn các thực phẩm ít chất béo, ít mỡ, ít muối, ít năng lượng nhưng giàu protein. Chú trọng đến chất hơn là lượng thực phẩm ăn bao nhiêu.
Khi mang thai sẽ không cần thiết phải ăn nhiều hơn lúc bình thường là bao nhiêu, nhưng quan trọng là thay đổi loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít béo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mỗi bữa chỉ cần ăn 1 - 2 bát cơm nhưng ăn kèm thêm thức ăn nhiều rau, củ, đậu, thịt, cá, trứng. Vì thế với những chị em làm văn phòng vẫn có thể làm cơm hộp theo lượng không cần nhiều hơn trước lúc mang thai, nhưng đủ chất và dúng giờ, nên mang thêm thức ăn để ăn bữa phụ.
Chất béo
Thực phẩm có chất béo cao nhưng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: phô mai, kem tươi, kem phô mai, kem, sữa chua nguyên chất (chưa giảm lượng béo), quả bơ, trứng, lòng đỏ trứng gà, các loại thịt tẩm bột chiên,...Ngoài ra có thể kể các chất béo thuần khác ít năng lượng hơn như dầu thực vật như dầu hoa cải, dầu oliu, mayonnaise, các loại nước sốt cho salad,
Ngoài ra, cách chế biến để giảm lượng dầu ăn đó là chế biến nhiều món luộc, hấp, hãy dùng lò vi sóng khi cần thay thế cho chảo. Hãy kết hợp cùng chanh, dấm, các loại rau thơm nào để giảm sự hấp thụ muối và dầu vào món ăn.
Protein
Là các amino axit giúp hình thành nên tế bào nên rất quan trọng cho cơ thể. Những thực phẩm giàu protein gồm có: sữa (nên uống sữa ít chất béo), phô mai, sữa chua, trứng, cá thu, cá, tôm, sò hến, thịt bò, thịt heo, gan bò, gan gà, gan lợn, natto, (món đậu thối của Nhật)...
Axit folic
Thời kì đầu mang thai thì axit folic rất quan trọng với thai nhi vì để tạo ra huyết cầu, đồng thời nếu thiếu nó bạn dễ mắc bệnh thiếu máu, thai nhi sẽ dễ bị các bệnh liên quan đến dị tật não hoặc não phát triển không bình thường. Các thực phẩm nhiều axit folic gồm có: gan gà, gan lợn, gan bò, rau chân vịt, cây măng tây xanh, cam, chuối, khoai tây, khoai lang, đỗ tương, bắp cải, súp lơ xanh.
Vitamin C
Các thực phẩm nhiều Vitamin C gồm có: Cam, bưởi, xoài, đu đủ, dưa, dâu, nho, ớt đỏ, dưa chuột, cà chua, bắp cải, củ cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng (riêng súp lơ thì đã qua chế biến như nấu, luộc sẽ cho vitamin C cao hơn).
Canxi
Những thực phẩm nhiều Canxi gồm có: Sữa (với bà bầu thì nên dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp), sữa chua, phomai, các loại cá biển như iwashi (cá mòi), cá thu, cá hồi, vừng trắng hoặc vừng đen, đậu hũ, sữa đậu nành, súp lơ xanh, lá cây củ cải (kabu), rau cải ngọt (komatsuna), rau đay,...
Sắt
Nguy cơ thiếu sắt xảy ra nhiều với bà bầu ở thời kì cuối của thời kì mang thai, 3 tháng cuối nên hãy chú trọng bổ sung các thực phẩm nhiều sắt: thịt bò (phần thịt màu đỏ),gan bò, gan lợn, khoai tây để cả vỏ, bí ngô, rau chân vịt, các loại hạt đậu, đậu hũ, rau cải cúc, sò hến,...
Lượng muối
Mỗi ngày chỉ nên hấp thụ lượng muối từ 7-8g trở xuống, vì thế hãy hạn chế ăn mặn, hạn chế việc đi ăn ở ngoài quán, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn có lượng muối cao như xúc xích,khoai tây chiên,...
Lượng nước
Nước rất cần thiết trong thời kì mang thai vì hầu như bào thai được hình thành từ đó. Mỗi ngày hãy uống hai lít nước. Nhưng hãy hạn chế uống nước trước khi đi ngủ hai tiếng nếu như không muốn nửa đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.
Thực phẩm dinh dưỡng bổ trợ
Việc dùng các dinh dưỡng bổ trợ thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Việc cung cấp thực phẩm dù có chu đáo đến mấy cũng chưa chắc đã đủ hết lượng vitamin khoáng chất cần thiết cho mỗi ngày. Vậy nên, chúng ta vẫn cần bổ sung bằng cách uống dinh dưỡng bổ trợ như: viên sắt, viên axit folic...
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ