Tiêu chuẩn chọn thuốc chống hăm tã cho bé
Da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, mẹ chỉ cần chọn sản phẩm chống hăm an toàn, dễ sử dụng và duy trì được độ ẩm cho da trẻ. Hạn chế việc chọn các loại thuốc bôi có hương thơm. Vì tá dược tạo mùi hương có thể gây kích ứng trên da trẻ. Ngoài ra, cũng nên chú ý chỉ chọn sản phẩm chứa các hoạt chất đã được chứng minh là an toàn cho da trẻ và không chứa các chất bảo quản, chất khử trùng, tạo màu... Mẹ nên thường xuyên bôi thuốc chống hăm cho bé để ngăn ngừa tình trạng hăm tã.
Các dạng thuốc chống hăm tã
Tại thị trường Việt Nam, có nhiều dạng thuốc ngừa hăm tã dùng cho trẻ như: dạng dung dịch lỏng, dạng mỡ, dạng kem, dạng bột...Trong đó, thuốc bôi dạng mỡ được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội nhất trong việc phòng và chữa hăm tã. Thuốc mỡ có dạng được bào chế nước trong dầu, không tan trong nước. Khi bôi thuốc dạng mỡ cho trẻ có thể lưu lại trên da bé tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm rất lành tính do không chứa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo, dễ bôi rửa, không gây trầy sước cho da của bé.
Thuốc mỡ có hai dạng thành phần chính đóng vai trò bảo vệ và chữa trị hăm tã vô cùng hiệu quả là Lanolin và Dexpanthenol. Lanolin, chiết xuất từ mỡ cừu, khi thoa lớp mỏng lên da bé sẽ tạo màng ngăn cách bảo vệ da bé trước những kích ứng từ phan hay nước tiểu. Còn hoạt chất Dexpanthenol, tiền vitamin B5 lại có khả năng tác động sâu, điều trị các sang thương da từ bên trong, nhẹ nhàng dưỡng ẩm, giúp da bé nhanh lành hơn. Sự kết hợp giữa hai dạng thuốc này vừa giúp tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả làn da khỏi các tác nhân kích ứng từ bên ngoài vừa giúp chữa hăm tã từ bên trong. Mẹ sẽ yên tâm vì làn da của bé yêu được bảo vệ và nâng niu mỗi ngày.
Mẹ nên lưu ý, hăm tã có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Cha mẹ cần chăm sóc, vệ sinh cho bé đúng cách để ngăn ngừa hăm tã và những hậu quả không đáng có.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ