0463 289 308
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7
Giờ làm việc 8:00 - 17:00

Cần cảnh giác bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ

Không ít bố mẹ bất ngờ khi cho bé đi khám bác sĩ, bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do mặc bỉm thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết

Khi phát hiện trẻ sốt cao, rét run, toàn thân có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi không có sốt, có thể thấy các biểu hiện như một tình trạng nhiễm khuẩn huyết: vàng da, trẻ bị hạ thân nhiệt.

Đồng thời, khi thấy trẻ có các biểu hiện như: tiểu buốt, đái ít, nước tiểu đục cũng có thể bé đang có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Khi trẻ bị viêm bàng quang, hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, trẻ thường bị đái rắt, đái đau, đái rặn. Thậm chí, nhiều trẻ la hét, sợ hãi hoảng hốt khi đái. Nếu mẹ để ý kỹ sẽ thấy, tay trẻ thường có mùi khai, do trẻ luôn nắm hoặc kéo dương vật đối với bé trai. Đôi khi trẻ có thể kêu đau vùng hạ vị. Nếu trẻ bị nhiễm viêm đường tiết niệu trên, ngoài tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân trẻ còn có thể kêu đau vùng thượng thận.

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề

Nguyên nhân gây bệnh

- Nguyên nhân  gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là các vi khuẩn Gram âm như: E.coli, virus, nấm...Ngoài ra, một số dị dạng ở bộ phận sinh dục trẻ cũng gây nên tình trạng trên.

- Việc trẻ thường xuyên đóng bỉm sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn và khó phát hiện hơn đối với trẻ không đóng bỉm. Bởi khi đóng bỉm, phân và nước tiểu dễ lẫn nhau, tăng nguy cơ nhiễm trùng do phân chui lên đường tiểu, nhất là ở bé gái. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiểu thường có biểu hiện vết đục khi nước tiểu khô. Tuy nhiên, do bỉm giấy dùng xong thường bỏ đi ngay nên các bậc phụ huynh khó phát hiện bệnh sớm ở con.

- Bệnh viêm nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở bé gái hơn bé trai. Do đường tiểu ở bé gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây nhiễm bàng quang, rồi từ nhiễm bàng quang theo thiệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Ở những trẻ hay cởi chồng, mặc quần thủng đít ngồi lê la dưới đất cũng hay mức chứng bệnh này.

Cách đề phòng bệnh

- Tuyệt đối không nên để trẻ cởi chuồng ngồi lê la dưới đất. Không được lau chùi ngược hậu môn lên vùng kín của bé, mà phải lau xuôi xuống dưới.

- Nên cho trẻ uống đủ nước, uống nhiều nước trái cây để trẻ tăng sức đè kháng và đi tiểu nhiều sẽ tống ra ngoài những vi khuẩn đang ngược lên bàng quang theo thành niệu đạo. việc thường xuyên đi tiểu ở trẻ cũng giải phóng tình trạng nước tiểu cũ bị ứ đọng và thường xuyên trong bàng quang khiến  cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi nảy nở.

Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ

Bình luận

Danh sách cửa hàng

  1. Hotline: 090 323 6164