Theo nghiên cứu khoa học, sự sinh sản tinh trùng bắt đầu ở tuổi 12. Tinh trùng trưởng thành phải 13 - 14 tuổi mới có. Trước tuổi dậy thì , các tinh trùng chỉ ở dạng non. Thường thì các mẹ chỉ đóng bỉm cho bé đến khoảng hai tuổi. Tại thời điểm này , bộ phận sinh dục chỉ có chức năng vệ sinh, chưa có khả năng sản xuất ra tinh trùng. Và hiện tại, cũng chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định đóng bỉm có thể gây vô sinh ở trẻ em nam.
Đồng thời, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng cho con mặc bỉm. Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Nước tiểu tích tụ lâu không được thay thế có thể dẫn đến viêm màng quang.
Nhiều bà mẹ chưa có kiến thức về chăm sóc bé hoặc chăm sóc không đúng cách gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Số lượng trẻ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm ngày càng nhiều. Không ít trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng viêm loét, dịch chảy tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Các mẹ cũng cần lưu ý, khi mới ở dạng viêm, dị ứng nhẹ, ở những vùng da tiếp xúc với bỉm sẽ bị ửng đỏ, đau rát, trẻ quấy khóc, thậm chí bong vảy.
Việc đóng bỉm sẽ không tạo được phản xạ đi vệ sinh ở trẻ . Cứ 3 – 4 giờ, mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh một lần để tạo thói quen và tạo sự tự chủ cho bé. Vào mùa hè, không nên đóng bỉm cho be. Nếu bắt buộc, thì chỉ nên đóng vào buổi tối. Cứ 4 – 6 tiếng phải thay bỉm một lần. Cần phải rửa sạch bộ phạn sinh dục của bé sạch sẽ và lau khô trước khi đóng bỉm.
Các bà mẹ trẻ hiện nay được thoải mái hơn trong việc lựa chọn loại bỉm nào cho bé. Sản phẩm về bỉm không chỉ đa dạng về hình dáng, size, màu sắc, độ tuổi, giá cả... Các mẹ nên cẩn trọng, kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác. Nếu đã tìm được loại bỉm tốt, dùng hợp với con thì không nên thay đổi.
Đối với những bé chưa biết nói, khi bị ngứa ngáy khó chịu, quấy khó, một trong những nguyên nhân có thể là do bỉm. Lúc đó bố mẹ nên kiểm tra và thay bỉm khác cho bé. Tuyệt đối, không nên dùng các loại bỉm chặt khiến cho trre khó chịu và gây bỏng rát. Vì lúc này, da cũng trẻ còn mỏng và nhạy cảm rất dễ bị kích ứng. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng bỉm cần dừng ngay việc dùng bỉm, có thể cơ địa của bé không phù hợp với loại bỉm này. Còn nếu bé bị hăm tã, chỉ nên xoa dầu và kem dưỡng cho bé ở các nếp gấp và kẽ. Tình trạng của bé bị nghiệm trọng hơn thì cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ