Không uống sữa với trà
Sữa sẽ làm trà không còn tác dụng tốt đối với hệ tim mạch. Đồng thời, trà lại đẩy nhanh quá trình đào thải can xi trước khi cơ thể kịp hấp thụ.
Không uống sữa khi đói
Bạn nên nói “không” với sữa khi đói, điều đó sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh, đào thải nhanh can xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thaỉ nhanh can xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Thêm nước chanh hoặc nước cam để tăng hương vị cho sữa
Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt. Nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA. Nếu acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm giá trị dinh dưỡng của protein.
Thêm sữa vào cháo
Không ít mẹ, thường có thói quen cho thêm sữa vào cháo, họ cho rằng làm như vậy có thể làm cho dinh dưỡng hỗ trợ nhau. Thực tế cách làm này không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ phát triển chậm chạp, cơ thể yếu bệnh. Vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cần phân khai sử dụng hai loại này.
Sữa cần phải nấu đun sôi
Thông thường, nhiệt độ yêu cầu khử độc của sữa không cao, ở 70 độ C sử dụng ba phút, nếu 60 độ C sử dụng sáu phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100 độ C, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng vitamin D
Có một số người xem quảng cáo biết rằng, bổ sung can xi còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời là nguồn vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, thế là tìm cách rót sữa vào trong bình để phơi dưới nắng mặt trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa có thể có thêm một số vitamin D nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì ba loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi toàn bộ. Ngoài ra, dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến mất.
Lấy sữa đặc thay thế cho sữa bò
Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có một số mẹ bị ảnh hưởng, lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5 – 8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nữa so với sữa tươi.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ