Cách vắt sữa
Trước tiên, mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi vắt sữa như: cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng sữa. Tiếp đến, bạn rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Các mẹ nhớ, rửa tay tahatj kỹ bằng xà phòng. Sau đó, bạn đứng hoặc ngồi một cách thaoir mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.
Thao tác vắt sữa bằng tay
Mẹ nên massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn. Kế tiếp, đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trở ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái hình chữ C và đỡ vú bằng các ngón tay khác. Bạn cần ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thàn ngực, ấn vào vào rồi thả ra. Bạn cũng ấn xung quang quầng vú tương tự từ nhiều phía. Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Các mẹ tránh ấn vào núm vụ, vì nếu ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.
Thời gian vắt sữa
Vắt một bên tổi thiểu 3 – 5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyến ang bên kia, sau đó vắt cả hai bên. Bạn có teher sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.
Vắt sữa bằng bơm hút
Các mẹ dùng bơm hút vắt sữa sẽ nhanh hơn và dễ hơn so với vắt bằng tay. Bạn hãy nhớ làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa. Tùy vào từng loại bơm bạn dùng, thường mất khoảng 15 – 45 phút để hút sữa và hoàn toàn không gây đau đớn gì.
Thời gian bảo quản
Các mẹ nên biết, sữa mẹ sau khi vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng, khoảng 26 – 28 độ C là sáu tiếng. Nếu trong trường hợp, nhiệt độ thấp hơn thì thời gian bảo quản là 8 – 10 giờ. Mặc dù vậy, các chuyên gai cũng khen rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá bốn giờ. Nếu thời tiết nóng bức, thời gian bảo quản dưới một giờ. Còn nhiệt độ bảo quản dưới 20 độ C không nên quá hai giờ.
Các mẹ lưu ý, vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác. Thêm nữa, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt sữa thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1 – 3 ngày.
Trường hợp, bạn dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá, thời gian tối đa có thể lên tới ba tháng. Tuy nhiên, điều này cũng phải phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng và mở cửa tủ. Đặc biệt có thể bảo quản được sữa mẹ trong vòng sáu tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Bạn không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.
Nếu bạn muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½ đến một ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho trẻ dùng sớm nhất có thể.
Các mẹ nên biết, thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để dự trữ sữa mẹ bởi các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Hơn nữa, bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Tốt nhất, bạn nên dành riêng để dự trữ sữa.
Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản
Trước khi sử dụng, bạn làm ấm bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa. Tuyệt đối, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng. Và bạn nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.
tobe continued
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ