Độ tuổi 1 - 3 tuổi là độ tuổi khám phá của bé, lúc này bé yêu đã dần dần có ý thức về mọi thứ xung quanh, rất tò mò khám phá. Mà cũng trong giai đoạn này, bé yêu bắt đầu mọc những chiêc răng đầu tiên vì vậy khiến bé luôn cảm thấy ngứa ngáy ở vùng lợi, muốn ngặm cắn một cái gì đó để khỏi ngứa. Vì vậy, trong giai đoạn này, bé yêu có một thói quen rất nguy hiểm: đó là luôn ngặm cắn những thứ mà bé yêu vơ được, và đôi lúc những thứ bé cắn sẽ chui vào thực quản dẫn đến tình trạng nghẹn hóc.
Tình trạng nghẹn hóc của bé không chỉ xảy ra từ những vật bé vô tình để vào trong miệng, nó còn xày ra khi bé ăn các loại thực phẩm như: thạch, đậu, nho... các loại thực phẩm có kích thước quá lớn so với thực quản bé nhỏ của các con.
Khi bị nghẹn hóc, các bé thường có các biểu hiện như: tím tái, khó thở thì các bố các mẹ không nên chờ đợi hay mang bé lập tức đến bệnh viện mà phải tiến hành sơ cứu tại chỗ. Bởi thời gian đến bệnh viện quá lâu, nếu không sơ cứu kịp sẽ khiến bé khó thở, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây nguy hiểm tính mạng của bé. Nhưng các mẹ các bố khi sơ cứu phải chú ý sơ cứu đúng cách bởi nếu không đúng, rất dễ khiến "dị vật" chui sâu vào trong, khiến bé khó thở hơn.
Hôm nay, Sieuthitretho.vn sẽ hướng dẫn các mẹ 4 cách sơ cứu đúng cách khi bé yêu bị hóc nghẹn, cực kỳ dễ hiểu và dễ học với hình ảnh mình họa chi tiết. Các bố các mẹ hãy theo dõi nhé.
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu
Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.
Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.
Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.