Tiệt trùng dụng cụ pha sữa
Bạn để bình sữa vào nồi đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, cho núm vú, nắm đậy, nắp vặn và các vật dụng khác vào đun khoảng năm phút. Bạn dùng kẹp vớt mọi vật dụng ra để tránh bị bỏng.
Các mẹ lưu ý, nếu dùng bình sữa thủy tinh thì không nên vớt ra ngay vì bình rất dễ vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tuyệt đối, không nên để bình và núm vú chạm vào thành nồi.
Pha sữa đúng tỉ lệ
Trước hết, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn trên vỏ hộp. Bởi vì trên mỗi vỏ hộp, nhà sản xuất đã hưỡng dẫn cách pha và mức pha theo đúng tỉ lệ. Phải đúng tỉ lệ sữa và nước thì mới đảm bảo được chất dinh dưỡng trong sữa. Bạn nên chú ý, các loại sữa khác nhau thì tỉ lệ pha nước và sữa cũng khác nhau. Không thể lấy tỉ lệ của loại sữa này áp dụng cho loại sữa khác.
Nếu bạn pha loãng quá trẻ không đủ chất dinh dưỡng. Còn nếu bạn pha đặc quá sẽ làm trẻ khó hấp thu, có thể gây tình trạng táo bón. Đồng thời, trẻ không nhận đủ lượng nước sẽ ảnh hưởng tới thận và gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.
Dùng thìa xúc sữa trong hộp
Bạn cần lưu ý, trước khi pha sữa, người lớn phải rửa tay sạch sẽ. Bình sữa phải được tiệt trùng bằng nước nóng. Nước pha sữa chỉ nên từ 40 – 50 độ C. Vì nếu pha sữa ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy lượng vitamin
Hãy thử độ nóng của nước bằng cách nhỏ vài giọt ra mu bàn tay, thấy độ ấm trên tay vừa phải là được. Không nên dùng miệng để thử sữa của con vì có thể khiến bình sữa bị nhiễm khuẩn từ nước bọt của người lớn.
Tiếp đến, bạn hãy đổ nước vào bình, sau đó cho sữa vào sau. Làm như vậy, sữa pha sẽ khong cần cho thìa vào khuấy sữa. Mỗi lần uống, bố mẹ chỉ nên pha sữa vừa đủ cho bé uống. Tránh để bé uống sữa lại mấy lần, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Những lưu ý khi pha sữa cho trẻ
Nhiều bố mẹ thường lấy nước khoáng đóng chai để pha sữa cho con. Vì bố mẹ cho rằng, làm như vậy sẽ an toàn và nhiều chất dinh dưỡng. Trên thực tế, một số loại nước khoáng có hàm lượng khoáng vượt định mức. Với các bé trai sáu tuổi, cần hạ thấp lượng khoáng trong sữa để giảm tải cho thận. Do đó, tốt nhất là nên chọn nước lọc sạch, nấu chín để giảm nhiệt độ rồi pha sữa cho con.
Bố mẹ cũng thường pha sữa với nước hoa quả để dụ con uống thuốc và uống nước quả. Điều đó cũng sẽ làm cho con khó tiêu và dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Với các bé thường sợ uống thuốc và giải pháp bố mẹ chọn là pha sữa với thuốc để “lừa” con uống. Trên thực tế, pha sữa và thuốc sẽ kiềm chế tác dụng của thuốc. Trong sữa có nhiều vi lượng và chất béo, dễ tạo nên những phản ứng gây kết tủa khó tiêu. Bố mẹ hãy hạn chế tối đa việc pha sữa với thuốc để cho con uống.
Với những hộp sữa đã bị vón cục nhưng vẫn còn hạn sử dụng, người lớn rất băn khoăn không biết có nên cho bé dùng nữa hay không? Tốt nhất, bố mẹ chỉ nên cho bé dùng sữa không bị vón cục và thời gian mở hộp chưa đầy một tháng.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ