Thực ra, đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và bàn luận khá nhiều trên các diễn đàn. Có mẹ tâm sự: “mặc dù gia đình không có điều kiện vì cả hai vợ chồng đều là công nhân. Mặc dù vậy, khi nghe tin vợ mang thai, anh chồng vẫn cố gắng tằn tiện mua sữa bầu cho vợ”.
Ngoài ra có mẹ bầu còn chia sẻ rằng: có thể ăn ít nhưng sữa bầu thì “bắt buộc” phải uống.
Vậy là, ngay từ trong suy nghĩ, các ông bố bà mẹ Việt Nam đã định hình sẵn lối tư duy: uống sữa không chỉ tốt cho trẻ mà còn hữu ích cho bà bầu. Đúng vậy, sữa là nguồn dinh dưỡng rất tốt nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Bạn nên uống khoảng 1- 3 ly sữa/ ngày. Tại sao vậy? Một số mẹ bầu do ốm nghén nên khi ăn thường xảy ra tình trạng buồn nôn, nôn, thậm chí chán ăn... Đối với trường hợp này thì mẹ nên uống 3 ly/ ngày đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. Còn đối với trường hợp, bạn ăn uống ngon miệng chỉ nên uống 1ly/ ngày. Bởi nếu quá lạm dụng sữa, vô tình sẽ gây phản tác dụng của nguồn dưỡng chất quý này. Chuyện mẹ bầu bị thừa cân, có biểu hiện choáng váng, bị sưng phù chân tay... là hậu quả của việc dư thừa chất.
Lời khuyên cho bạn
Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không béo phì, thai phụ phải có chế độ ăn uống, nghĩ dưỡng khoa học. Thai phụ cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Các thức ăn giàu đạm như tôm cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang tăng cân bất thường là tăng quá 1,5kg/ tuần trong suốt quý hai, tăng quá 1kg ở tuần bất kỳ của quý Iba, không tăng cân trong hai tuần liên tiếp hoặc từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ.
Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ