0463 289 308
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7
Giờ làm việc 8:00 - 17:00

Giúp mẹ chữa hăm tã cho bé

Hăm tả là chứng bệnh rất nhiều trẻ gặp phải. Do tại thời điểm này, sức đề kháng của bé chưa cao nên dễ bị các tác nhân bên ngoài gây hại. Việc mẹ cần làm là nên chăm sóc bé đúng cách, để bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Hăm tã ở trẻ

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực tiếp xúc với tã của trẻ. Bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn một chút có thể nứt nẻ, đóng vảy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ

- Do bé bài tiết liên tục, việc thay vệ sinh, thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu.

- Có thể khi tắm cho bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay.

- Trẻ có thể bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt, xả vải hoặc thuốc tẩy vải.

- Bé bị tiêu chảy cấp, hăm thường xuyên xuất hiện vào ngày thứ hai đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

- Da của trẻ cũng rất mỏng manh, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến bị hăm

- Thực phẩm cũng ảnh hưởng tới việc bé bị hăm

Sẽ rất khó tin, nhưng thực phẩm hàng này cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phần của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axit cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua...Khi bé có dấu hiệu bị hăm tã, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đon hàng ngày để cải thiện tình hình.

Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa hoặc qua sữa làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé.

Xử lý hăm tã ở trẻ

Trường hợp, bé bị hăm tã, bạn nên cởi tã cho bé và để da bé được tiếp xúc với không khí. Cho bé mặc các loại tã lót ít lớp, thoáng hoặc đặt bé trên tấm vải lót, trên tấm nhựa. Và nên dành thời gian cho bé được chơi đùa. Nếu bạn đang cho bé dùng loại khăn lau chỉ dùng một lần bị mẩn đỏ, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của một nhà sản xuất khác hoặc ngưng sử dụng loại sản phẩm này. Dùng nước sạch để vệ sinh cho bé là tốt nhất. Một số sản phẩm có thể gây  kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu bạn đang dùng bột giặt, chất tẩy mạnh hoặc nước xả vải, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của nhà sản xuất khác hoặc ngưng sử dụng các loại sản phẩm này. Thoa thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé. Cách làm này giúp bảo vệ da bé. Thoa cho bé sau mỗi lần thay  tã. Tránh dùng những sản phẩm người lớn cho da bé. Bạn có thể đổi loại cho bé nếu bạn cho rằng loại tã bé đang sử dụng có thể làm bé bị kích ứng da hoặc hăm da. Không nên sử dụng các loại bột phấn, nếu hít vào, chúng có thể gây kích ứng cổ, phổi của bé. Tránh dùng bột nắp, nó có thể giúp vi khuẩn sinh sôi trong vùng da tiếp xúc với tã của bé.

Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi. Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi ấm ấm, dùng rửa vùng ra hăm cho bé. Mẹ cũng có thể lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm. Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có hướng xử lý cụ thể. Nếu trong trường hợp, chưa xác định rõ nguyên nhân mẹ nên đưa bé đi khám, để  được bác sĩ tư vấn và có pháp đồ điều trị thích hợp.

Ban biên tập Siêu thị Trẻ Thơ

Bình luận

Danh sách cửa hàng

  1. Hotline: 090 323 6164