0463 289 308
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7
Giờ làm việc 8:00 - 17:00

Người Đức nuôi dạy con như thế nào?

Cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều khác lạ và cực kỳ thú vị trong phương thức nuôi dạy con của các mẹi Đức, chắc chắn các bố các mẹ sẽ gặp rất nhiều điều ngạc nhiên cho mà xem.

Luisa Weiss là chủ nhân trang blog The Wednesday Chef và cuốn sách My Berlin Kitchen.  Cô mang 2 dòng máu Mỹ - Ý nhưng sinh ra tại Berlin, Đức. Năm lên 2 tuổi, Luisa chuyển về Boston (Mỹ) cùng bố khi bố mẹ cô ly dị. Hiện Luisa đang sống ở Berlin cùng người chồng tên Max và con trai Hugo 2 tuổi.

Dưới đây là những điều thú vị trong cách nuôi dạy con mà cô nhận thấy ở những bà mẹ người Đức.

Mang thai là vấn đề riêng tư

Ở Đức, mang thai là điều đáng ăn mừng nhưng mọi người thường coi sự kiện này là chuyện rất riêng tư. Vì thế  bạn có thể sẽ không gặp những câu hỏi về ngày sinh em bé hay cảm giác khi mang thai như nào ở các nơi công cộng. Vào thời điểm tôi đến Mỹ, tôi mang thai được 7 tháng, mọi người đều vô cùng thân thiện một cách đặc biệt với tôi, một cảm giác hạnh phúc ngập tràn. Sau khi trở về Berlin, tôi hơi buồn vì sự thật là người dân ở đây khá kín kẽ và trầm lặng.

Sinh con ở Đức

Một trong những điều mà tôi ngạc nhiên nhất là cảm giác an toàn và được quan tâm chăm sóc trong thời điểm sinh con và những tháng sau khi sinh. Chỉ có thể nói rằng tất cả rất tuyệt.

Mỗi mẹ bầu đều được một bà đỡ/ hộ sinh đến thăm nhà để chăm sóc trước và sau khi sinh. Nữ hộ sinh của tôi là người phụ nữ sang trọng và tốt bụng. Bà đến nhà tôi mỗi tuần một lần, châm cứu và lắng nghe bụng bầu tôi bằng một chiếc kèn gỗ. 6 tuần sau khi tôi sinh, bà đều đến thăm nom tôi và bé Hugo. Ban đầu ngày nào bà cũng tới nhưng sau đó mức độ thưa dần. Sau 6 tuần, bà nói rằng bà sẽ không đến nữa trừ phi tôi cần. Điều này khiến tôi vô cùng bất ngờ, như có một cục nghẹn đắng dâng lên trong cổ họng tôi. Sau tất cả những gì bà đã làm, tôi đã quen với sự chăm sóc của bà mất rồi. Ôi nỗi niềm của một người mới làm mẹ.

Điều thú vị về việc sinh nở ở Đức là ác mộng thủ tục (25 giờ đau đẻ là những giờ tiêm tĩnh mạch, gây tê ngoài màng cứng và sau đó một giọt Pitocin và sau đó là mổ đẻ khẩn cấp) thế nhưng tôi vẫn cảm thấy mình được yêu thương và chăm sóc đến nỗi chỉ có thể nhớ lại những kỷ niệm đẹp.

Mỗi bà đẻ đều có riêng một nhóm hộ sinh, trong suốt quá trình vượt cạn, tôi được xoay vòng tới 4 người. 3 người trong số đó thật tuyệt vời, họ quan tâm tới tôi như thể con gái họ. Mỗi lần nghĩ tới họ tôi lại khóc (Người thứ 4 thì hơi lạnh lùng. Mỗi lần tôi kêu gào khi co thắt, bà rón rén chạm tay vào vai tôi và hỏi xem tôi có ổn không. Nghĩ lại giờ tôi thấy buồn cười). Mối quan tâm chính của họ là tôi luôn được cảm thấy thoải mái, mạnh mẽ và can đảm trong suốt hành trình.

Sau 12 giờ đau đẻ, một hộ sinh nói rằng tôi có thể tiêm gây tê ngoài màng cứng được rồi, và một bác sĩ gây mê đến rồi lại đi. Người hộ sinh đưa tôi và chồng vào giường ngủ như thể chúng tôi là những đứa trẻ đã mệt nhoài. Vợ chồng tôi ở trong một căn phòng giống như khách sạn với một chiếc giường đôi và TV.

6 tuần trước ngày dự sinh, người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ thai sản và thêm 8 tuần sau khi sinh (vẫn hưởng lương đầy đủ). 12 tháng nghỉ thêm sau đó có thể được hưởng 65% lương (tùy thuộc vào mức thu nhập của bạn mà số phần trăm sẽ thay đổi nhẹ). Với những phụ nữ làm việc tự do, tự doanh có thể nghỉ tới 12 tháng với khoản thu nhập bằng 60% so với năm trước. Vì vậy, mặc dù tôi làm việc tự do nhưng tôi có thể nghỉ thai sản suốt 1 năm. Đây là sự khác biệt ở một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp. Chính phủ biến việc sinh con trở nên thuận lợi dễ dàng. Thật tuyệt vời khi cảm thấy mình được coi trọng. Chính phủ thể hiện rằng những đóng góp của bạn cho xã hội là giá trị và đáng để được hỗ trợ, tôi cảm thấy thật tuyệt.

Về việc chăm sóc con

Ở Tây Đức có nhiều phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái tới khi chúng lên 3 tuổi (vào thời điểm đó điểm giữ trẻ đều được miễn phí và đảm bảo). Khi Hugo mới được 18 tháng, bác sĩ nhi khoa đã thuyết phục tôi không nên quay trở lại làm việc, cô ấy nghĩ rằng tôi nên ở nhà với thằng bé cho đến khi nó lên 3. Nhưng hầu hết những phụ nữ mà tôi quen biết đều quay lại công việc khi con họ được khoảng 1 tuổi. Khi đó, họ sẽ có 2 lựa chọn: đưa con đi nhà trẻ (gọi là kita) hoặc thuê tagesmutter (có nghĩa là làm mẹ ban ngày). Một tagesmutter  làm việc tại nhà và trông vài đứa trẻ cùng lúc, thường thì không quá 4 – 5 đứa.

Tiền phụ cấp từ chính phủ

Phụ huynh sẽ được chu cấp một khoản tiền hàng tháng gọi là Kindergeld. Số tiền khoảng 200 euro/ tháng cho mỗi em bé sẽ được dùng để mua tã bỉm, thức ăn, đồ chơi, … Khoản tiền không quá lớn nhưng khá đầy đủ. Bạn sẽ được chu cấp nuôi con cho đến khi chúng đủ 18 tuổi, nhưng nếu chúng không có việc làm thì vẫn sẽ nhận được số tiền đó cho đến 21 tuổi và 25 tuổi nếu chúng vẫn còn đang đi học. 

Về việc kết bạn:

Tôi nhận thấy phụ nữ Đức nhìn chung không thân thiện nhiệt tình như phụ nữ Mỹ nhưng một khi họ quyết định mở lòng với bạn, điều đó có nghĩa rằng một tình bạn sâu sắc và ý nghĩa sẽ nảy nở nhanh chóng. Những tình bạn mạnh mẽ khá thường gặp ở Đức, các chị em ở đây thoải mái nói chuyện thẳng thắn về những khó khăn khi làm mẹ. Và nói chung, người Đức dị ứng với những kẻ giả dối, điều này thật thú vị.

Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, người Đức nghĩ rằng người ngoài khó có thể giúp được họ. Họ có sự tự chủ, làm những gì phải làm và rồi sẽ tìm ra cách để thực hiện. Người dân ở đây rất tốt bụng và không thích phán xét người khác. Tôi chưa từng bị đánh giá ở đây. Nếu có thì là tự bản thân tôi chỉ trích mình mà thôi!

Về các sân chơi:

Ở Berlin có rất nhiều khu vui chơi cho trẻ em, ngay cả ở trung tâm thành phố. Ở đây có những mô hình bằng gỗ và được xây trên cát. Trải cát dễ chịu hơn so với vụn gỗ hay thảm cao su mà tôi từng thấy ở Mỹ. Vào mùa hè, bạn có thể cởi giày và (nếu nhắm mắt lại) bạn sẽ cảm giác như mình đang đi nghỉ mát. Mọi người đều mang theo xe đẩy đựng xẻng và xô. Vì thế ngay cả khi chỉ có 2 mẹ con, đến sân chơi sẽ giúp nhóc tỳ bạn vui thích.

Đồ chơi và sách cho trẻ em:

Đức là nước sản xuất nhiều đồ chơi nổi tiếng thế giới, từ đồ chơi gỗ Selecta, Haba & Hess cho đến các mẫu mô hình Playmobil và mô hình động vật Schleich (Hugo rất thích chơi món này). Các cửa hàng đồ chơi thường có rất nhiều món đồ an toàn, được làm từ rất ít nhựa. Còn với sách vở, không có nhiều loại sách đọc cho trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ con ở đây không học đọc cho đến khi chúng đi học lúc 6 hoặc thậm chí 7 tuổi.

Đi xe đạp:

Có một điều đặc biệt là người dân ở đây rất thích đi xe đạp mà không có bàn đạp hoặc bánh phụ. Mỗi trẻ đều có riêng một xe đạp. Điều quan trọng là một khi bạn học được cách giữ thăng bằng, bạn sẽ có thể lái xe đạp được. Bạn sẽ trông thấy có rất nhiều trẻ em tầm 3 -4 tuổi đi xe đạp rất cừ. Thi thoảng tôi tự nhủ ‘Chà, nhìn em bé đang đạp xe trên vỉa hè kìa”.

Bữa ăn gia đình:

Người Đức có truyền thống ăn một bữa nóng (hot meal) vào buổi trưa và một bữa ăn lạnh (cold meal ) vào bữa tối. Hầu hết trẻ em đều ăn tối cùng bố mẹ với những chiếc sandwich trần (open-faced sandwich, gọi là Abendbrot, hoặc bánh mỳ bữa tối). Bạn cần có vài lát bánh mỳ đen, bơ, một miếng pho mát cho mỗi lát bánh, giăm bông hoặc xúc xích ở lát bánh khác. Thêm một vài miếng dưa chuột, cà chua hoặc su hào. Dễ ợt!

Về sự độc lập, tự chủ:

Hugo năm nay lên 2 tuổi, gần đây chúng tôi có buổi họp phụ huynh với giáo viên ở nhà trẻ. Cô giáo nói: “Tôi có chút lo lắng về việc thằng bé hòa nhập với những đứa trẻ lớn tuổi hơn”. Khi tôi hỏi tại sao, cô ấy nói: “Cậu bé cần phải học cách phản kháng nhiều hơn nữa. Khi những đứa trẻ khác đến lấy đồ chơi, thằng bé không làm gì cả”. Tôi nghĩ rằng chẳng phải đấy là cách chia sẻ sao, cô dạy trẻ nói tiếp: “Thằng bé cần phải lấy lại đồ chơi hoặc chiến đấu lại. Giáo viên chúng tôi không thể lúc nào cũng đi đấu tranh cho thằng bé được”.

Tôi cười thầm trong bụng, bởi vì chuyện này quá khác biệt với những gì chúng tôi được dạy khi còn nhỏ. Ở Mỹ, chúng tôi được dạy rằng phải biết chia sẻ, phải biết thỏa hiệp. Còn ở Đức, tất cả đều là sự tự giác và đấu tranh cho quyền lợi của bạn.

Khi những người bạn Đức đến chơi, Hugo muốn chơi một món gì đó với các bạn, còn các bạn bè Đức thì nói với con họ “Nào, giành lại đi! Con không muốn chơi cùng bạn đúng không ? Đến lấy lại đồ chơi đi”. Điều này không phải là gây gổ hay xấu tính gì cả mà là cách họ dạy con biết phản kháng cho chính mình.

Về việc rèn luyện tính độc lập cho con trẻ

Tuổi thơ là khoảng thời gian của tự do  và hạnh phúc. Tôi thường thấy những đứa trẻ thường hay đi bộ, đạp xe một mình đến trường và về nhà. Đôi khi là vào cuối tuần, trẻ con ở khu nhà tôi tự mua bánh ăn sáng cho cả gia đình.

Khi đứa trẻ được khoảng 7- 8 tuổi, bố mẹ chúng sẽ khuyến khích chúng tự chủ nhiều hơn. Người Đức rất coi trọng tính độc lập ở trẻ em, điều này có một chút bỡ ngỡ với những ai từng được nuôi dưỡng trong một gia đình Mỹ - Ý như tôi (Tôi nghĩ bố mẹ vẫn còn thích được nắm tay tôi đi trên phố dù tôi đã 36 tuổi).

Kiểu dạy con này kéo dài trong những năm tháng vị thành niên ở trẻ. Tôi còn nhớ tất cả bạn bè Đức của tôi đều có những buổi đến nhà nhau ngủ qua đêm. Khi bạn trên 14 tuổi và có người yêu, bạn có thể được phép ngủ qua đêm ở nhà người yêu và không hề bị giám sát. Các bậc phụ huynh rất thoải mái và tin tưởng con, đó là cả một nền tảng đúc kết từ sự tự chủ và lòng tin. 

Nguồn: eva.vn

Bình luận

Danh sách cửa hàng

  1. Hotline: 090 323 6164